“An toàn sinh học” từ lâu đã là một từ rất thông dụng và phổ biến trong tất cả các lĩnh vực của xã hội, tuy nhiên các nhà chăn nuôi bò sữa đã không theo kịp các nhóm gia súc vật nuôi khác trong việc áp dụng các nguyên tắc an toàn sinh học. Nguyên nhân là vì ở nhiều trang trại bò sữa, duy trì việc nuôi theo đàn khép kín và nuôi gia súc thay thế từ khi còn nhỏ đã giúp kiểm soát dịch bệnh. Tuy nghiên, trong quá trình mở rộng trang trại và các nhà chăn nuôi cố gắng nâng cao năng suất và thu nhập, việc mua thêm gia súc sát nhập vào đàn càng trở nên cần thiết. Ta thường cho rằng việc này gây nguy hiểm cho gia súc sẵn có trong đàn, tuy nhiên nếu gia súc thay thế được mua do nhũng vấn đề có sẵn trong đàn thì chúng (đầu tư của bạn) cũng gặp nguy hiểm.
Nên nhớ rằng: các vấn đề trong đàn nên được giải quyết hết trước khi sát nhập gia súc mới vào.
Có 4 bước cần thực hiện trong quá trình mua gia súc thay thế. Trước tiên, xem xét kỹ lưỡng lịch sử (hồ sơ) của gia súc. Thứ hai, thống nhất hệ thống tiêm vaccine của gia súc thay thế với đàn của bạn. Thứ ba, len men sữa để kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn gây hại truyền nhiễm. Thứ tư, cách ly gia súc thay thế trước khi sát nhập vào đàn. Theo kinh nghiệm của tôi, một trong những trở ngại lớn nhất của ngành công nghiệp bò sữa là vấn nạn bệnh “strawberry foot” (viêm móng) và hậu quả nghiêm trọng của nó ảnh hưởng đến sức khỏe và năng xuất của bò. Căn bệnh ngấm ngằm quái ác này được lan truyền khắp châu lục chủ yếu thông qua gia súc thay thế được dưa vào trang trại mà không có kiểm soát hiệu quả và thông qua giày và trang phục bị ô nhiễm của khách tham quan trang trại. Dù cho bạn mua bò hay bò cái tơ, các bước sau đây là quan trọng như nhau:
1.Lịch sử mua bán: Hiểu rõ về gia súc mà bạn sẽ mua!
v Thu thập hồ sơ cải thiện đàn bò sữa (DHI) và số lượng tế bào soma (SSC) v Thu thập hồ sơ lên men sữa v Thu thập lịch sử mắc bệnh viêm vú lâm sàng và các bệnh truyền nhiễm khác. v Thu thập chương trình tiêm vaccine, bao gồm loại và thời gian tiêm cho bò và bò cái tơ.
2. Các yêu cầu khi mua: những việc phải thực hiện!
v Thu thập lịch sử điều trị thú y bao gồm những lần điều trị, tiêm ngừa, thử máu, (BLV, John’s), vân vân, gần đây. v Kiểm tra CMT hoặc lên men sữa theo quý v Nếu có thể chỉ mua gia súc từ 1 nguồn
3. Bảo vệ đầu tư của bạn, dù là mới hay cũ!
v Cô lập hoặc cách ly gia súc vừa mua để quan sát chúng; tái thực hiện việc lên men sữa hoặc tiêm ngừa hợp lý để phù hợp với các yêu cầu của đàn bò của bạn.
Những căn bệnh đáng lưu ý của gia súc mới mua
Hợp tác với bác sĩ thú y của bạn trong vấn đề kiểm soát dịch bệnh. 1 vài căn bệnh đáng lo ngại bao gồm: Bệnh viêm vú: liên cầu khuẩn Streptocuccus agalactiae, tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus Què quặt: bệnh viêm móng, chứng viêm da chân, thối móng truyền nhiễm Nhiễm siêu vi: bệnh tiêu chảy do virus ở bò, bệnh IBR (Infectious Bovine Rhinotracheitis), Lây nhiễm virus Parainfluenza-3 ở gia súc, bệnh BRSV (Bovine Respiratory Syncytial Virus), bệnh BLV (Bovine Leukemia Virus) Nhiễm trùng mãn tính: bệnh John’s, bệnh lao, bệnh brucellosis Bệnh truyền nhiễm: bệnh Listeria, bệnh Lepto (xoắn khuẩn), bệnh phó thương hàn, bệnh xuất huyết do vi khuẩn E.coli.
Làm sao để giảm thiểu tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm cho đàn của bạn?
- Cô lập bò nhiễm bệnh
- Yêu cầu bác sĩ thú y lấy mẫu mô ở bò chết không rỏ nguyên nhân đồng thời tiêu hủy xác nhanh chóng và đúng quy cách.
- Sử dụng chuồng cá nhân cho bê sơ sinh và khử trùng giữa các lần sử dụng.
- Khi bán bò hoặc bê đực, sắp xếp vị trí ở ngoài trang trại cho người mua đến nhận bò mà không phải vào trang trại.
- Loại bỏ ô nhiễm do phân đối với nguồn nước, chuồng, thức ăn và dụng cụ cho ăn.
- Yêu cầu người chăm sóc, cắt móng tẩy trùng ống, bàn, dao và các dụng cụ khác trước khi đến trang trại.
- Giới hạn người tham quan bên ngoài vào thăm các cơ sở chăn nuôi và bắt buộc người tham quan mặc đồ bộ sạch sẽ và khử trùng giầy (như dưới)
Chất khử trùng an toàn sinh học cho việc vệ sinh giầy ống
Có rất nhiều chất khử trùng hiệu quả có thể sử dụng thường xuyên, bao gồm:
- Lysol, 15ml mỗi 4l
- Betadine và các dung dịch iodine khác, 0.5% đến 1% mỗi 4l
- Thuốc tẩy, 60 to 120ml mỗi 4l
- Dấm và nước tỉ lệ 50:50
Bụi bẩn và phân làm vô hiệu hóa chất tẩy trùng. Vì thế, dùng bàn chải lau sạch giầy ống khỏi tất cả bụi bẩn và phân trước khi áp dụng chất khử trùng để đạt hiệu quả. Tăng tuổi thọ sử dụng cho giầy ống bắng cách xối và rửa với nước sau khi khử trùng. Dù rằng một qui trình an toàn sinh học hiệu quả tốn rất nhiều công sức để thực hiện, việc loại bỏ các vấn đề đối với đàn trước khi chúng ảnh hưởng tới gia súc của bạn là dễ dàng và cần thiết hon nhiều.
Thạc sĩ J. D. Kleinschmidt
Chuyên gia dinh dưỡng bò sữa
Bài viết liên quan:
Thoải mái cho bò sữa: Những điều bạn chưa biết
Stress nhiệt ở bò sữa – Phần 1