+84 - 8 - 3 99 55 666

Thức ăn TMR: Ưu điểm và lưu ý khi sử dụng

Thức ăn TMR - Ưu điểm và lưu ý khi sử dụng

Ưu điểm và lưu ý khi sử dụng thức ăn TMR là gì?

Khái niệm thức ăn TMR có vẻ còn mới đối với việc chăn nuôi ở Việt Nam, nhưng lại được ứng dụng rộng rãi ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, vậy thực sự ưu điểm của nó là gì và cách thức sử dụng như thế nào?

  1. Ưu điểm của thức ăn TMR

– Giúp bò sữa đạt được năng suất cao nhất, sản lượng sữa cao hơn 5% so với khẩu phần thông thường, chất lượng sữa ổn định.

– Tăng 4% khả năng hấp thu thức ăn, bảo đảm tiêu thụ các loại thức ăn thô có phẩm chất khác nhau với tỷ lệ thức ăn tinh cố định.

– Cung cấp nguồn dưỡng chất nhiều hơn và ổn định hơn cho hệ sinh vật dạ cỏ, duy trì độ pH và tạo môi trường ổn định, lý tưởng cho vi sinh vật trong dạ cỏ.

– Giảm các nguy cơ gây xáo trộn tiêu hóa.

– Bò cái đạt được và duy trì lượng vật chất khô ăn vào cao hơn và cải thiện sức chuyển hóa thức ăn.

– Cho phép sử dụng nhiều hơn các loại phụ phẩm và thực liệu không ngon miệng như NPN (non protein nitrogen).

– Thích hợp tốt với cơ khí hóa, giảm công lao động trong chăn nuôi bò sữa.

– Kiểm soát, quản lý cách cho ăn, khẩu phần ăn thích hợp hơn.

– Khi thức ăn thô bị giới hạn, khẩu phần TMR cho phép sử dụng khẩu phần thức ăn có tỷ lệ thức ăn thô thấp hơn và có thể sử dụng một khối lượng chất xơ không từ thức ăn thô.

– Tỷ lệ mắc bệnh về các vấn đề tiêu hóa và trao đổi chất giảm.

  1. Hiệu quả của khẩu phần thức ăn TMR trong chăn nuôi bò sữa

– Phải hiểu rõ những giá trị dinh dưỡng của từng loại thực liệu để xây dựng khẩu phần thức ăn phù hợp nhu cầu dinh dưỡng và với giá thành thấp nhất.

– Nắm rõ các thông tin về đàn bò sữa như trọng lượng, khả năng sản xuất sữa, đặc điểm sinh lý (mang thai hay không mang thai), …

– Nguồn nguyên liệu thức ăn phải tương đối ổn định, đồng bộ; chủ động tồn trữ nguồn nguyên liệu, giảm thiểu sự thay đổi thành phần nguyên liệu của khẩu phần; nếu thay đổi thường xuyên sẽ làm thay đổi khẩu vị, bò giảm ăn, giảm sản lượng sữa.

– Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chuồng trại, đường đi nội bộ phù hợp để dễ vận chuyển thức ăn, dễ chuyển ghép bò vào từng nhóm không gây stress làm giảm sản lượng sữa.

– Phân nhóm bò theo khả năng sản xuất để có chế độ ăn phù hợp: nhóm đang vắt sữa, nhóm cạn sữa, bò tơ, bò hậu bị, bê cái từ sau khi cai sữa đến 12 tháng tuổi.

Giá trị dinh dưỡng một số thực liệu nuôi bò sữa
Thực liệuVật liệu khô(%)Đạm(%)Năng lượng (kcal/kg)Can xi(%)Photpho(%)
Cỏ voi20,721,62478,440,120,06
Cỏ tự nhiên18,752,23395,170,090,04
Rơm khô82,623,311265,990.380,16
Hẻm bia18,876,33543,6810,1
Xác mì20,330,32558,650,060,1
TAHH bò sữa89,06152300,000,91,1

 

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

Skills

Posted on

10/07/2014