Trong quá trình làm việc, tôi thường được yêu cầu bởi các nhà chăn nuôi tăng tỉ lệ chất béo (BF%: butterfat), giảm tỉ lệ chất béo, hoặc tăng tỉ lệ đạm sữa (MP%: milk protein) trong sữa của đàn bò; quyết định thường dựa trên bảng đánh giá chất lượng sữa và/hoặc sức khỏe bò. Thức ăn cho bò sữa đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong công việc này.
Chế độ dinh dưỡng gây ra tỉ lệ chất béo thấp cũng có thể dẫn đến axit hóa dạ cỏ, bệnh viêm móng, lệch dạ dày múi khế và vấn đề tiêu hóa.
Tuy nhiên, tỉ lệđạm sữa đang được chú trọng vì chệnh lệch giá của tỉ lệ chất béo đang giảm do nhu cầu cho sản phẩm sữa ít béo tăng.
Phương pháp cho ăn để tối đa hóa lượng chất rắn sữa
Yếu tố ảnh hưởng đến thành phần sữa bao gồm:
- Di truyền. 55% sự khác biệt trong thành phần chất rắn sữa là do di truyền. 45% còn lại là do yếu tố môi trường như cách cho ăn.
- Giai đoạn ra sữa
- Mức độ sản xuất sữa
- Môi trường
- Bệnh (ví dụ như viêm vú)
- Dinh dưỡng
- Thức ăn bổ sung/Thuốc (ví dụ natri bicarb và Rumensin)
Yếu tố thiết yếu để tối đa hóa lượng chất rắn sữa:
- Xây dựng khẩu phần hợp lý
- Lượng chất khô tối đa
- Theo dõi thành phần dinh dưỡng (phân tích thức ăn thường xuyên)
- Thu hoạch và/hoặc mua thức ăn thô chất lượng cao
- Cho ăn hợp lý các dưỡng chất như đạm sữa, năng lượng, chất xơ, muối khoáng, và vitamin
Tối đa hóa sự tiêu thụ chất khô
Tối đa hóa sự tiêu thụ thức ăn sẽ giảm thiểu việc thiếu năng lượng trong giai đoạn đầu ra sữa. Khi bò cóđủ năng lượng, trọng lượng cơ thể sẽ tăng và bò sẽ sản xuất sữa với hàm lượng béo vàđạm sữa ổn định. Tăng trong việc tiêu thụ chất khô có thể gia tăng hàm lượng đạm sữa 0.2 hoặc 0.3 đơn vị. Sự cải thiện này có thể là kết quả của của sự gia tăng trong tiêu thụ năng lượng do sự tiêu thụ dinh dưỡng tăng.
Nếu bò ăn ít hơn 3.5% đến 4.0% trọng lượng cơ thể, xem xét các yếu tố sau mà có thểảnh hưởng đến sự tiêu thụ chất khô của đàn bò:
- Quản lý máng thức ăn (máng phải vệ sinh, đủ chỗ: 0.8 m/con, có mái)
- Thức ăn chất lượng cao được đặt trong máng 24 giờ/ngày.
- Khẩu phần nên cóẩm độ khoảng 50%.
- Tương tác trong đàn bò (vấn đề có thể xảy ra khi bò cái tơ và bò sữa trưởng thành đứng trong cùng một nhóm)
- Thay đổi đột ngột trong khẩu phần mà dạ cỏ không thích ứng được sẽ gây ra giảm mạnh trong việc hấp thu chất khô
- Chuồng có sàn và thông thoáng. Bò sẽ giảm tiêu thụ chất khô và sản xuất sữa khi nhiệt độ vượt quá 21OC
Cho ăn thức ăn tinh
Chế độ cho ăn thức ăn tinh hợp lý bao gồm việc cung cấp đủ chất xơ (Neutral Detergent Fiber, Acid Detergent Fiber, và effective fiber), cũng như theo dõi tỉ lệ thức ăn thô trên thức ăn tinh.
Ngoài ra, cabohydrat không xơ và cabohydrat không cấu trúc phải được giữở mức 35% đến 40% cho động vật ra sữa và tinh bột ở mức 25% đến 30% của chất khô.
Cho ăn quá nhiều cacbohydrat không xơ (tức > 40%) thường dẫn đến tỉ lệ đạm sữa tăng từ 0.2% đến 0.3% và tỉ lệ chất béo sữa giảm.
Tuy nhiên, điều này có thể vô cùng nguy hiểm đến quá trình trao đổi chất ở bò và thường dẫn đến axit hóa dạ cỏ, viêm móng, lệch dạ múi khế. Cá nhân tôi sẽ không cho ăn quá 38% cacbohydrat không xơ.
Hướng dẫn về việc quản lý lượng thức ăn tinh:
- Hạn chế ngũ cốc ở mức 2 kg cho mỗi lần ăn
- Phân bò có hàm lượng ngũ cốc chưa tiêu hóa cao là dấu hiệu cho thấy bò đang ăn dư ngũ cốc hoặc tỉ lệ đạm hòa tan và cacbohydrat không xơ bị mất cân đối, dẫn đến lên men kém ở dạ cỏ.
- Quá trình xử lý ngũ cốc cũng có thể ảnh hưởng đến thành phần sữa. Lúa mạch cuộn hoặc nghiền hoặc bắp mảnh có thể làm chất béo sữa giảm đột ngột; bắp mảnh có thể làm tăng lượng đạm sữa.
- Yến mạch có thể làm giảm lượng đạm sữa 0.2% so với lúa mạch.
Hàm lượng chất xơ
Có 2 yếu để đánh giá chất xơ:
- Thành phần hóa học (ADF và NDF)
- Kích thước hạt
Cả thành phần hóa học và kích thước hạt đều ảnh hưởng đến độ hiệu quả của nguồn chất xơ trong việc kích thích lên men dạ cỏ, tiết nước bọt, và duy trì mức độ lượng đạm và chất béo sữa.
Ở mức trang trại:
- Hàm lượng ADF tối thiểu trong khoảng 18-21%
- Hàm lượng NDF không nên thấp hơn 28%
- Đểđảm bảo kích thước hạt đủ lớn, không nên cắt thức ăn thô nhỏ hơn mức cắt lý thyết 1 cm. Cắt nhỏ hơn sẽ làm tỉ lệ chất béo giảm trong khi tỉ lệ đạm tăng đáng kể (0.2% đến 0.3%). Thể trạng của bò và dạ cỏ sẽ không được tốt.
- Khẩu phần quá nhiều chất xơ (tức làít năng lượng) sẽ giới hạn việc sản xuất đạm sữa vì năng lượng bị giới hạn.
- Thức ăn thô quá dài (mọi sợi > 5 cm) sẽ kích thích việc lựa thức ăn và axit hóa tạm thời.
Vấn đề với việc lựa thức ăn là gì?
- Ít lên men dạ cỏ và nhai lại hơn
- Rối loạn tiêu hóa và biến động trong tiêu thụ thức ăn
- Giảm sản xuất sữa và sinh sản
- Lượng béo sữa thấp hoặc giao động mạnh
- Viêm móng, u móng
- Gia tăng khả năng bị lệch múi khế
- Giảm khả năng miễn dịch, áp-xe cơ thể.
Làm thế nào để tránh việc lựa thức ăn:
- Đảm bảo tổng ẩm độ của khẩu phần. Nếu quá khô, thêm nước hoặc những sản phẩm như bã bia ẩm.
- Hạn chế lượng cỏ khô (hoặc rơm đối với bò cái tơ) xuống 1 đến 2 kg/con/ngày
- Giới hạn độ dài thức ăn thô khoảng 5 cm hoặc ngắn hơn.
- Sử dụng bắp ủ chua chế biến; chính vỏ và lõi ngô trong khẩu phần tổng hợp dẫn đến việc lựa thức ăn.
Khả năng tiêu hóa chất xơ
Đa số các phòng phí nghiệm hiện nay có thể làm phân tích khả năng tiêu hóa chất xơ (nên đề nghị kiểm nghiệm trong ống nghiệm 48 giờ)
Biết được khả năng được tiêu hóa của chất xơ trong thức ăn thô sẽ giúp ích trong việc:
- Xác định loại thức ăn thô nào phù hợp nhất với từng nhóm bò.
- Khả năng được tiêu hóa của chất xơ khá hữu ích để xem xét nên thay thế phụ phẩm giàu xơ cho thức ăn tinh hay tăng lượng thức ăn thôđể tăng chất béo sữa mà không làm giảm thể tích sữa. Ví dụ: bã củ cải đường, vỏ đậu nành, rơm, hạt bông nguyên.
Hàm lượng đạm
Đáp ứng nhu cầu của bò về đạm thô và đạm khó tiêu rất cần thiết trong việc duy trì tỉ lệ đạm sữa. Bò sữa năng suất cao cần lượng đạm thô tối thiểu là 18%, khoảng một nửa số đó đã có trong thành phần khó tiêu.
- Mức đạm thô ảnh hưởng đến sản lượng sữa chứ không phải tỉ lệ đạm sữa, trừ khi khẩu phần bị thiếu đạm thô.
- Dư đạm phân hủy (như urê) có thể làm giảm tỉ lệ đạm sữa.
Cung cấp chất béo
Có vài điều nên lưu tâm khi cung cấp chất béo để tránh gây giảm sút tỉ lệ đạm sữa. Chất béo nên được thêm vào khẩu phần từ từ, khoảng 2 đến 4 tuần trước khi đạt mức chất béo tối đa.
- 3% lượng chất khô trong khẩu phần nên có nguồn gốc từ chất béo có trong thức ăn thô, ngũ cốc …
- 2 đến 4% nên có nguồn gốc từ nguồn chất béo tự nhiên như mỡ động vật và dầu thực vật
- 2% nên có nguồn gốc từ chất béo bảo vệ dạ cỏ như Megalac hoặc Boosterfat.
- Tổng lượng chất béo trong khẩu phần chất khô không nên vượt quá 7%.
Phụ gia/thuốc
Một số phụ gia thực phẩm sẽ làm biến đổi quá trình lên men tạo acid béo dễ bay hơi (VFA: volatile fatty acid) trong dạ cỏ, từ đó thay đổi lượng chất béo và đạm sữa.
2 sản phẩm thông dụng ở Canada là:
- Chất đệm, đặc biệt là natri bicarb. Chất đệm thay đổi mức VFA đểưu tiên tạo axit axetic, từ đó thúc đẩy việc sản xuất chất béo sữa. (Tôi sử dụng 150-220 g natri bicacbornate/con/ngày cùng với 50-100 g Mgox, một chất kiềm. Thay đổi lượng muối trong khẩu phần tổng hợp một cách tương ứng.
- Rumensin (monensin) bởi Eli Lily.
Rumensin, mặt khác, ưa tiên việc sản xuất axit prôpionic và có thể làm hẹp tỉ lệ chất béo trên chất đạm trong sữa.
Có vài lo lắng về việc Rumensin liều cao có thể tỉ lệ chất béo sữa; thật vậy, Elanco/Provel bây giờ đã khẳng định diều đấy.
Lợi ích trong việc giảm bệnh xê tôn huyết, tăng Điểm thể trạng (BCS: Body condition scores) và năng suất ăn giá trị hơn nhiều so với rủi ro làm giảm tỉ lệ chất béo sữa.
Tôi khuyến cáo dùng CRC bolus 3 tuần trước khi đẻ, không thêm Rumensin trong hỗn hợp cho bò khô sữa và 200 mg monensin/con/ngày trong hỗn hợp cho bò ra sữa.
Men có thể kích thích vi khẩu tiêu hóa xơ, ổn định môi trường dạ cỏ và tiêu dùng lactic acid.
Tôi không dùng cho cả đàn mà chỉ cho nhóm bị stress và stress nhiệt.
Yếu tố quản lý và tác dụng trên thành phần sữa
Yếu tố quản lý | Tỉ lệ chất béo sữa | Tỉ lệ lượng đạm sữa |
Lượng tiêu thụ tối đa | Tăng | Tăng 0.2 đến 0.3 đơn vị |
Tăng tần suất cho ăn ngũ cốc | Tăng 0.2 đến 0.3 đơn vị | Có thể tăng nhẹ |
Cho ăn thiếu năng lượng | Không ảnh hưởng nhiều | Giảm 0.1 đến 0.4 đơn vị |
Lượng cacbohydrat không-cấu-trúc cao (>40%) | Giảm 1.0% | Tăng 0.1 đến 0.2 đơn vị |
Lượng cacbohydrat không-cấu-trúc bình thường (35 đến 40%) | Tăng | Duy trì ở mức bình thường |
Quá dư chất xơ | Tăng nhẹ | Giảm 0.1 đến 0.4 đơn vị |
Ít chất xơ (<26% lượng neutral ditergent fiber) | Giảm 1% hoặc nhiều hơn | Tăng 0.2 đến 0.3 đơn vị |
Độ dài của hạt nhỏ | Giảm 1% hoặc nhiều hơn | Tăng 0.2 đến 0.3 đơn vị |
Lượng đạm thô cao | Không ảnh hưởng | Tăng nếu chế độ dinh dưỡng trước đấy bị thiếu |
Lượng đạm thô thấp | Không ảnh hưởng | Giảm nếu chế độ dinh dưỡng bị thiếu |
Lượng đạm khó tiêu đầy đủ | Không ảnh hưởng | Tăng nếu chế độ dinh dưỡng trước đấy bị thiếu |
Chất béo thêm vào >7% hoặc được đưa vào chế độ dinh dưỡng quá nhanh | Biến động | Giảm mạnh |
Thạc sĩ nông nghiệp J. D. Kleinschmidt B.
Bài viết liên quan: